PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG PHONG
Video hướng dẫn Đăng nhập

TUYÊN TRUYỀN

CÁCH PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC Ở TRẺ EM

            Đối tượng tuyên truyền: Toàn thể CBGV, NV, học sinh toàn trường

           Hình thức tuyên truyền: Tuyên truyền nói trực tiếp trong buổi HĐNGLL

          Thời gian tuyên truyền: Thứ hai, ngày 10 tháng 04 năm 2017

 

         Kính thưa BGH, thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

        Tháng 4 đã đến, tháng có nhiều ngày nghỉ lễ, tết, nhất là chuẩn bị vào kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình, cơ quan, trường học sẽ tổ chức cho các bạn đi nghỉ mát, tắm biển. Khắp nơi các bạn học sinh cũng sẽ tự rủ nhau đi tắm mát ở sông, suối, ao, hồ... thì nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước là rất cao. Mỗi khi mùa hè đến, lo lắng về đuối nước luôn thường trực và có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào. Nhiều vụ trẻ em đuối nước thương tâm do sự bất cẩn của người lớn.

        Và chỉ là một vài phút lơ là đã xẩy ra một số trường hợp đáng thương tâm.

        Vì sao đuối nước thường dẫn đến tử vong?

       Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu ôxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Hay nói cách khác: Chết đuối là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước.

      - Người ta thống kê thấy khoảng 4/5 trường hợp chết đuối mà trong phổi có nước và 1/5 còn lại chết đuối nhưng phổi không có nước.

     - Sở dĩ có tình trạng chết đuối mà trong phổi không có nước là do người không biết bơi bất ngờ bị chìm trong nước, nạn nhân hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn làm cơ thể bị chìm, phản xạ co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại làm nạn nhân không thở được dẫn đến thiếu oxy não và bất tỉnh. Từ chỗ nắp thanh quản bị đóng nên nước cũng không vào phổi được. Đó cũng được gọi là chết đuối khô.

      Vì vậy khi gặp trường hợp đuối nước cần xử trí khẩn trương, kiên trì, ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp.

       * Khi gặp một trường hợp đuối nước cần sơ cứu như thế nào?

       Khi gặp một trường hợp đuối nước chúng ta cần tiến hành các bước sơ cứu sau:

      1. Đối với người lớn và trẻ lớn:

      Khi thấy một người đang hốt hoảng trên mặt nước hãy nhanh chóng đưa cho họ bất cứ thứ gì có thể giúp họ bám vào và nổi lên được. Nếu chỉ có một mình và 2 tay không, nếu không phải là một nhân viên cấp cứu nhiều kinh nghiệm thì bơi ra cứu nạn nhân là điều rất mạo hiểm dù là một tay bơi giỏi vì trong cơn hoảng loạn cực độ, nạn nhân thường có khuynh hướng vùng vẫy, níu kéo rất chặt gây khó khăn cho người cấp cứu và có nguy cơ làm chết đuối luôn cả hai. Nên ném cho nạn nhân một phao nổi hoặc bất cứ vật gì có thể nổi trên mặt nước trước cho nạn nhân bám vào, sau đó mới cho nạn nhân bám vào người cứu hộ.

      Tại nơi xảy ra tai nạn: cấp cứu ngay ở dưới nước, nắm tóc kéo đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, tát mấy cái thật mạnh vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh và thở lại. Nhanh chóng quàng tay qua nách, hoặc kêu thêm người hỗ trợ đưa nạn nhân vào bờ. Cấp cứu tại chỗ là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của nạn nhân, nếu xử trí chậm, nạn nhân bị thiếu ôxy não rất khó cứu sống sau đó.

       Khi đưa được nạn nhân lên bờ hay lên thuyền phải tiến hành ngay hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt: khai thông đường hô hấp bằng cách đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi đường thở và miệng nạn nhân; đặt một khăn mùi soa hay miếng gạc qua miệng nạn nhân, dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn nhân. Nếu ngừng tim (sờ mạch quay không có) phải ép tim ngoài lồng ngực. Dùng hai tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/1 phút.

      - Nếu có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2 - 3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10 - 15 nhịp.

     - Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt, một người ép tim ngoài lồng ngực, làm kiên trì cho đến khi tim đập và thở trở lại.

     Khi tỉnh lại, nạn nhân sẽ nôn ra nước, nên phải để nạn nhân ở tư thế an toàn, đầu nằm nghiêng, kê gối dưới hai vai, nới rộng quần áo, phòng cho nạn nhân không bị ngạt trở lại vì sặc chất nôn. Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và ép tim được 2 tiếng mà không thấy nạn nhân phục hồi.

       2. Đối với trẻ nhỏ:

       Khi gặp trẻ đuối nước người ta thường vác dốc ngược trẻ trên vai, động tác dốc ngược nạn nhân chỉ có tác dụng khai thông vùng họng và miệng, vì vậy không nên thực hiện ở người lớn và không nên làm quá 1 phút ở trẻ em.

       Đặt trẻ nằm ở chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem có còn thở không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di động tức là trẻ đã ngưng thở; thổi ngạt miệng qua miệng 2 cái chậm. Nếu sau đó trẻ vẫn chưa thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê thì xem như tim đã ngưng đập, cần ấn tim ngoài lồng ngực ngay. Ấn vào vùng nửa dưới xương ức theo cách như sau:

      - Dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú 1 đốt ngón tay (tức khoảng bằng bề ngang một ngón tay).

      - Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn) ấn vào phía trên mỏm ức 2 đốt ngón tay. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ dưới 8 tuổi) hoặc 15/2 (đối với trẻ trên 8 tuổi).

      Cần lưu ý là vẫn phải tiếp tục thực hiện các động tác cấp cứu này trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế, cho đến khi tự thở lại được hoặc chắc chắn đã chết. Việc cấp cứu này đôi khi phải mất hàng giờ hoặc lâu hơn. Nếu lồng ngực còn di động tức là trẻ còn tự thở được, hãy đặt trẻ nằm ở tư thế an toàn, nghĩa là nằm nghiêng một bên để nếu nôn ói thì chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài và không trào ngược vào phổi, gây viêm phổi.

    - Nếu sơ cứu có kết quả, nạn nhân thở lại, cử động giãy giụa, hay nạn nhân vẫn còn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi phương tiện sẵn có chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu. Quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục cấp cứu và đắp giữ ấm cho nạn nhân.

    - Trường hợp nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim thì nhanh chóng dốc ngược đầu nạn nhân cho nước trong đường thở thoát ra hết;  sau đó đặt nạn nhân trên mặt phẳng cứng, ngửa cổ nạn nhân ra sau, móc hết đàm nhớt, dị vật trong miệng nạn nhân ra, một tay đặt lên trán nạn nhân, bịt mũi nạn nhân bằng ngón trỏ và ngón cái, sau đó hít sâu, áp miệng người cấp cứu vào miệng nạn nhân thổi 2 hơi đầy; để lồng ngực tự xẹp và thổi tiếp lần thứ hai. Thực hiện cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có xe cấp cứu đến.

      Nếu nạn nhân bị ngưng tim nên tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực song song với hô hấp nhân tạo.

      Những việc không nên làm trong quá trình cấp cứu đuối nước?

      Những việc cần chú ý trong quá trình cấp cứu đưối nước

      - Không được chậm trễ trong cấp cứu người bị đuối nước: tìm cách gọi xe cấp cứu, tìm cho được và đầy đủ các phương tiện cấp cứu . v.v... mà phải bằng mọi cách và khả năng hiểu biết cấp cứu ngay

    - Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng cách xốc nước (vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra) vì như thế sẽ bỏ lỡ thời gian vàng cho việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi mà chỉ cần chậm trễ 4 phút thôi là não có nguy cơ bị chết rồi! Trong quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài. Nếu là nước sông, hồ thì nước sẽ thấm vào hệ tuần hoàn rất nhanh do hiện tượng thẩm thấu (nước sông có nồng độ loãng hơn máu).

    - Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh bạo vì có thể làm gãy xương sườn nạn nhân, nhất là trẻ nhỏ.

      Với ngạt nước, sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là những yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự sống còn và khả năng bị di chứng não của người bị nạn.

     * Để phòng, chống tai nạn đuối nước ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh, người chăm sóc cần thực hiện những gì?

    Đề phòng tai nạn đuối nước các bậc phụ huynh, người chăm sóc và các em học sinh cần quan tâm đến công việc sau đây:

     1. Đối với trẻ lớn và người lớn:

     - Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không.

     - Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.

     - Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước.

     - Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát.

     2. Đối với trẻ nhỏ:

     - Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…

     - Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.

    - Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào.

     - Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).

    3. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) cũng đưa ra 8 khuyến cáo để các bậc phụ huynh và các bạn phòng tránh chết đuối cho con em mình, cho các bạn như:

    - Không được đi tắm, bơi ngoài sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm

   - Không chơi, đùa nghịch  quanh ao, hồ nước, hố sâu, hố vôi đang tôi để tránh  bị ngã, rơi xuống hố.

    - Nhà ở gần vùng sông nước, ao hồ cần làm cửa chắn và rào quanh nhà.

    - Nên nhắc cha mẹ lấp kín các hố, rãnh nước sau khi sử dụng.

    - Nhắc cha mẹ làm nắp đậy chắc chắn, an toàn cho giếng, bể nước, chum vại.

    - Nên có người lớn đưa đi học trong mùa mưa lũ, đặc biệt khi phải đi qua suối, sông

    - Nên nhắc người lớn dậy  bơi cho các bạn.

    Cuối cùng xin chúc các em một mùa hè sức khoẻ và nhiều lý thú!

    LÃNH ĐẠO KÝ DUYỆT                                                  NGƯỜI THỰC HIỆN

                                                                                            Cán bộ y tế

 

 

                                                                                               Phạm Thị Thu Hường


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thực hiện công văn số 01-KH/ĐTN-PGD&ĐT huyện Ninh Giang; Thực hiện KH liên đội năm học 2023-2024;Thực hiện lời Bác Hồ đã dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Tùy theo sức của mình”. Trong những n ... Cập nhật lúc : 8 giờ 52 phút - Ngày 9 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Nhằm tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ, đặc biệt là thiếu niên, nhi đồng trong Liên đội nói riêng, Thiếu niên, nhi đồng Việt Nam nói chung về tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dâ ... Cập nhật lúc : 11 giờ 53 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
“Một thời mực tím đáng yêu tuổi thần tiên Khoảng trời mộng ước đẹp lắm vui hồn nhiên Tuổi mực tím rất đậm sắc hương Tuổi thần tiên muôn vàn yêu thương….” ... Cập nhật lúc : 11 giờ 49 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện Chương trình nhằm cụ thể hóa Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030” và “Nâng cao năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế cho thanh thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 2022 - ... Cập nhật lúc : 13 giờ 59 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. Bố mất sớm, hai anh ... Cập nhật lúc : 11 giờ 41 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Có thể nói cái đáng sợ nhất của chúng ta là mất đi niềm tin vào bản thân, mất đi niềm tin vào cuộc sống. ... Cập nhật lúc : 21 giờ 1 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Năm cũ qua đi, năm mới đã đến, đó cũng là lúc Tết đến Xuân về. Trong hương vị Tết của ngày xuân nắng đẹp, lòng người như hòa cùng trời đất, thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá. Là người Việt Nam, dù ... Cập nhật lúc : 21 giờ 1 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Truyền thuyết kể rằng, khi xưa trái đất sử dụng cùng một ngôn ngữ, loài người đã có thể xây dựng tháp Babel huyền thoại có khả năng chạm được đến thiên đàng. ... Cập nhật lúc : 20 giờ 58 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện nội dung Kế hoạch 01-CTr/ĐTN-PGD&ĐT huyện Ninh Giang việc tổ chức hoạt động phong trào "Nghìn việc tốt" (24/3/1963 - 24/3/2024), chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS H ... Cập nhật lúc : 10 giờ 1 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện Chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2023- 2024. Liên đội Tiểu học Hồng Phong thường xuyên tổ chức hoạt động giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Với ... Cập nhật lúc : 9 giờ 50 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
12345678910111213
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 năm học 2012-2013
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014
Thông tư ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Thông tư 32 về việc đánh giá, xếp loại học sinh bậc tiểu học
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 03/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 01/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 12/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 11/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 2
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 1
Đề thi giáo viên giỏi cấp trường chào mừng ngày 08/3 - 26-3 năm học 2012 - 2013
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Một số việc cần làm để phòng chống dịch bệnh Corona 2019 của Bộ Y tế hướng dẫn tới CB, GV, NV, HS.
Hướng dẫn đánh giá HĐLĐ 2019
Hướng dẫn đánh giá viên chức 2019
Thông tư 20-2018 chuẩn giáo viên
Thông tư 14-2018 chuẩn hiệu trưởng
Nội dung họp phụ huynh học sinh đầu năm học 2018 - 2019
Nội dung họp ch mẹ học sinh cuối năm học 2017 - 2018
DANH SÁCH HỌC SINH GIỎI, HSTT NĂM HỌC 2017-2018
Danh sách vào điểm KSCL cuối kỳ II (2017 - 2018)
NỘI DUNG HỌP CHA MẸ HỌC SINH HỌC KI I NĂM HỌC 2017-2018
Danh sách vào điểm thi KSCL cuối kỳ I (2017-2018_
MẪU DANH SÁCH LÀM PHẦN MỀM CHO ĐIỂM NĂM HỌC 2017-2018
Nội dung kiểm điểm đảng viên cuối năm 2017 (Mẫu mới)
Phiếu đánh giá đảng viên cuối năm 2017 (Dành cho cán bộ quản lý)
Phiếu đánh giá đảng viên cuối năm 2017 (Dành cho giáo viên, nhân viên)
1234