PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG PHONG
Video hướng dẫn Đăng nhập

          Ngày 15/3/2018, Trường Tiểu học Hồng Phong tổ chức cho học sinh chuyến học tập trải nghiệm và tham quan thực tế ở Đền  Đô, Chùa Bút Tháp, làng Tranh Đông Hồ - tỉnh Bắc Ninh. Trong chuyến đi tham quan, học tập, trải nghiệm học sinh được tìm hiểu, được chứng kiến những di tích lịch sử, văn hóa đặc biệt của đất nước tại vùng đất "Địa linh, nhân kiệt" - Kinh Bắc - tỉnh Bắc Ninh; các em đã có một buổi tìm về cội nguồn văn hóa, lịch sử dân tộc thực sự bổ ích, thú vị, hấp dẫn.

        Ngay từ 6h sáng thứ 5, toàn bộ các em học sinh đã có mặt đủ tại sân trường để chuẩn bị khởi hành. Những gương mặt đầy hào hức đã sẵn sàng bắt đầu cuộc hành trình tìm về cội nguồn văn hóa, lịch sử dân tộc. 8h30 phút, học sinh đã có mặt tại khu Di tích quốc gia đặc biệt - thắng cảnh Đền Đô, nơi thờ 8 vị Vua triều Lý, tại Bắc Ninh. 

        Mở đầu cho hành trình tham quan các thắng cảnh ở vùng đất Kinh Bắc là lễ dâng hương trước đền chính - Đền Đô.

      

           Sau lễ dâng hương, học sinh được nghe một vị trong Ban quản lý Di tích giới thiệu về Di tích quốc gia đặc biệt - thắng cảnh Đền Đô và nghe giới thiệu về tám vị Vua triều Lý: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028), Lý Thái Tông (1028-1054), Lý Thánh Tông (1054-1072), Lý Nhân Tông (1072-1128), Lý Thần Tông (1128-1138), Lý Anh Tông (1138-1175), Lý Cao Tông (1175-1210) và Lý Huệ Tông (1210-1224).

         Qua đây các em sẽ hiểu hơn về một di tích lịch sử thắng cảnh, một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, qua đó giáo dục các em tình yêu quê hương, đất nước, sự trân trọng những giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, những thắng cảnh đặc sắc của đất nước Việt Nam.

         Các em đi tham quan toàn bộ quang cảnh Đền. Sau đó các em được đến với không gian bao la, yên tĩnh, thơ mộng của Thủy Đình, giữa hồ bán nguyệt, các bạn được hòa mình với văn hóa diễn xướng dân ca Quan họ qua lời ca ngọt ngào của những “liền anh, liền chị” xứ Kinh Bắc.

          Nhiều em đã chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên các em được nghe dân ca Quan họ Bắc Ninh, các em không ngờ dòng nhạc dân gian lại hay như vậy”. Với những học sinh vốn yêu thích dân ca từ trước thì chuyến đi này là dịp để các em được trực tiếp lắng nghe các “liền anh, liền chị” biểu diễn và thể hiện giọng ca của mình.

        Tiếp tục cuộc hành trình của mình các em được đến với ngôi chùa Bút Tháp, ở bên đê sông Đuống, thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

          Ðây là một ngôi chùa cổ, mặc dù đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những nét nguyên sơ hấp dẫn của nó.

                                                                     

         Các em được nghe  và tìm hiểu về lịch sử ngôi chùa: Chùa được xây dựng từ thời hậu Lê (thế kỷ XVII). Theo lịch sử, chùa được bà Trinh Thị Ngọc Trúc (vợ vua lê Thánh Tông) cùng hai nhà sư người Việt gốc Hoa thiết kế. Chùa có tên chữ là “Ninh Phúc Thiền Tự” được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Ngoài cùng là Tam Quan, tiếp đến là gác chuông rồi đến Tiền Ðường, tiếp theo là Thượng điện - gian đẹp nhất cả kiến trúc lẫn điêu khắc. Phía ngoài Thượng điện có lan can bằng đá xanh bao quanh, chạm khắc các hình động vật, điểm xuyết thêm mây, trời, hoa, lá…

        Ðáng chú ý là những chim, hươu, khỉ, rồng… đều rất sinh động, thần tình. Bên trong có bày các bộ tượng Tam Thế, Tam Thân và tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Những cái tên, những kiểu kiến trúc gợi nên một vẻ hoang sơ độc đáo mà hấp dẫn, một nét đẹp rêu phong cổ kính.

         Đặc biệt là các em được tận mắt chứng kiến  Pho tượng Phật bà  nghìn tay, nghìn mắt trong chùa có kích thước lớn và đồ sộ: cao 3,7m, có 11 đầu, 42 bàn tay lớn và 958 tay nhỏ. Ðiều kỳ lạ là mỗi bàn tay có một mắt, độc đáo hơn nữa là nhịp điệu mỗi cánh tay không giống nhau. Tượng được đặt trên toà sen Rồng đội, đằng sau là vầng hào quang toả sáng, bên dưới là các hình trang trí sóng nước sống động như một thuỷ cung. Ðến với chùa Bút Tháp, du khách sẽ được chứng kiến những nét độc đáo tài tình của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ.

                                                              

       Nối giữa Thượng điện và Tích thiện là chiếc cầu đá cong mà ngồi ở đấy ta có thế ngắm những nét đẹp riêng của cảnh chùa. Cầu được chạm khắc rất công phu, tinh xảo và bố trí rất hợp lý: đầu cầu là hai con sư tử và thành cầu là những kiểu chạm trổ cổ quen thuộc, rất hài hoà.

                                                               

          Kết thúc hành trình các em được đến với làng Hồ hay Đông Hồ. Đây là một làng nghề cổ truyền, có tên Nôm là làng Mái nay thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là cái nôi của dòng tranh khắc gỗ dân gian đặc sắc được nhiều người cả trong và ngoài nước biết đến, với những bức tranh từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần bao người dân Việt.

         Các em được nghệ nhân nổi tiếng nhất của làng giới thiệu về nguồn gốc lịch sử ngôi làng, tên làng bằng bốn dòng thơ và các bức tranh nổi tiếng với tên gọi chung là Tranh Đông Hồ…

                                             “Hỡi cô thắt lưng bao xanh
                                        Có về làng Mái với anh thì về
                                             Làng Mái có lịch có lề 
                                     Có ao tắm mát có nghề làm tranh.”

         Tranh Đông Hồ được hình thành bằng phương pháp thủ công, là kết tinh của sự khéo léo và nhẫn nại, cộng với nghệ thuật thẩm mỹ đầy tinh tế… Đây không phải là những bức tranh được vẽ theo cảm hứng nhưng được in lại qua những bản khắc, và để có bản khắc đạt đến độ tinh xảo, đòi hỏi ở người vẽ mẫu cũng như người khắc ván phải có lòng yêu nghệ thuật và trình độ kỹ thuật cao. Tranh Đông Hồ có đến 180 loại được phân thành 5 loại chính gồm tranh thờ, tranh lịch sử, tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt và truyện tranh.

             Tranh Đông Hồ nổi bật nhờ gắn liền với làng quê thôn xóm, với đời sống bình dị của người dân nông thôn, rất gần gũi với cộng đồng người dân Việt…

         Tranh Đông Hồ được in trên giấy Dó, một loại giấy được làm thủ công từ nguyên liệu là cây Dó mọc trên rừng giống như vỏ cây Bạch đàn. Cây Dó đem về cho vào cối giã nhỏ, rây thành bột mịn, sau đó dùng bột này chế biến thành giấy Dó. Do trên nền giấy thường được quét bằng một lớp hồ hoặc nhựa thông có pha loại bột từ vỏ sò Điệp giã nhỏ tạo màu sáng lấp lánh nên còn được gọi là giấy Điệp. Người làng Hồ đã biết vận dụng, chắt lọc từ những chất liệu thiên nhiên để tạo nên những sắc màu truyền thống vừa tươi vừa có độ bền màu, như màu xanh da trời được chiết suất từ gỉ đồng; màu chàm được chiết suất từ lá cây Chàm ở Lạng Sơn; màu đỏ thắm từ vỏ cây Vang; màu đỏ son từ đá sỏi khai thác trên núi; màu vàng từ hoa Hòe hay rơm nếp; màu đen từ tro Xoan hay tro lá cây Tre; màu trắng ngà óng ánh sáng điệp là do bởi chất điệp được chế biến từ vỏ ốc hay vỏ sò của vùng biển Quảng Ninh… Đây là những màu cơ bản, không pha trộn và mỗi màu tương ứng với một bản khắc gỗ nên thường tranh Đông Hồ chỉ giới hạn ở bốn màu. 

         Riêng đề tài được lấy từ chính đời sống, sinh hoạt sản xuất hay xuất phát từ triết lý phồn thực, tuy dung dị nhưng cũng rất gần gũi với sinh hoạt đời thường. Từ những nhân vật trong truyền thuyết hay trong tích truyện, những cảnh đẹp của non sông đất nước, đến những bức tranh mang ý nghĩa cầu chúc, những sinh hoạt đời thường như “Vinh hoa phú qúy”, “Hái dừa”, “Đánh ghen”, “Mục đồng thổi sáo”, “Đám cưới chuột”…, tất cả đều hàm chứa những triết lý nhân văn sâu sắc.

          Qua chuyến trải nghiệm này không chỉ riêng các em mà cả các thầy cô giáo cũng hiểu thêm được về tranh Đông Hồ, về một nét văn hóa đặc sắc của vùng Kinh Bắc nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói riêng đã được đưa vào trong chương trình ở Tiểu học và hiểu thêm về nét đặc biệt của tranh Đông Hồ qua câu thơ của nhà thơ Hoàng Cầm:

                                 “Tranh Đông Hồ Gà, Lợn nét tươi trong,
                                   Màu dân tộc sáng bừng trên giấy Điệp.”

        Qua chuyến đi đầy bổ ích và lý thú, các em học sinh, các thầy cô giáo và một số phụ huynh học sinh được trải nghiệm, được mắt thấy, tai nghe, được thẩm thấu những nét văn hóa đặc sắc của vùng Kinh Bắc nói riêng, của đất nước Việt Nam ta nói chung, qua đó các em học tập, tìm hiểu được rất nhiều về lịch sử dân tộc, về nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta. Tầm hiểu biết của các em được mở rộng, các em như lớn thêm, thêm yêu quê hương, đất nước.

 

 
 



 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Liên đội trường TH Hồng Phong tổ chức sinh hoạt CLB với chủ đề “ Lắng nghe em nói’ phát huy quyền tham gia của trẻ em liên đội trường năm học 2023 - 2024. ... Cập nhật lúc : 10 giờ 44 phút - Ngày 4 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện công văn số 01-KH/ĐTN-PGD&ĐT huyện Ninh Giang; Thực hiện KH liên đội năm học 2023-2024;Thực hiện lời Bác Hồ đã dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Tùy theo sức của mình”. Trong những n ... Cập nhật lúc : 8 giờ 52 phút - Ngày 9 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Nhằm tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ, đặc biệt là thiếu niên, nhi đồng trong Liên đội nói riêng, Thiếu niên, nhi đồng Việt Nam nói chung về tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dâ ... Cập nhật lúc : 11 giờ 53 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
“Một thời mực tím đáng yêu tuổi thần tiên Khoảng trời mộng ước đẹp lắm vui hồn nhiên Tuổi mực tím rất đậm sắc hương Tuổi thần tiên muôn vàn yêu thương….” ... Cập nhật lúc : 11 giờ 49 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện Chương trình nhằm cụ thể hóa Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030” và “Nâng cao năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế cho thanh thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 2022 - ... Cập nhật lúc : 13 giờ 59 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. Bố mất sớm, hai anh ... Cập nhật lúc : 11 giờ 41 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Có thể nói cái đáng sợ nhất của chúng ta là mất đi niềm tin vào bản thân, mất đi niềm tin vào cuộc sống. ... Cập nhật lúc : 21 giờ 1 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Năm cũ qua đi, năm mới đã đến, đó cũng là lúc Tết đến Xuân về. Trong hương vị Tết của ngày xuân nắng đẹp, lòng người như hòa cùng trời đất, thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá. Là người Việt Nam, dù ... Cập nhật lúc : 21 giờ 1 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Truyền thuyết kể rằng, khi xưa trái đất sử dụng cùng một ngôn ngữ, loài người đã có thể xây dựng tháp Babel huyền thoại có khả năng chạm được đến thiên đàng. ... Cập nhật lúc : 20 giờ 58 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện nội dung Kế hoạch 01-CTr/ĐTN-PGD&ĐT huyện Ninh Giang việc tổ chức hoạt động phong trào "Nghìn việc tốt" (24/3/1963 - 24/3/2024), chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS H ... Cập nhật lúc : 10 giờ 1 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
12345678910111213
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 năm học 2012-2013
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014
Thông tư ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Thông tư 32 về việc đánh giá, xếp loại học sinh bậc tiểu học
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 03/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 01/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 12/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 11/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 2
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 1
Đề thi giáo viên giỏi cấp trường chào mừng ngày 08/3 - 26-3 năm học 2012 - 2013
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Một số việc cần làm để phòng chống dịch bệnh Corona 2019 của Bộ Y tế hướng dẫn tới CB, GV, NV, HS.
Hướng dẫn đánh giá HĐLĐ 2019
Hướng dẫn đánh giá viên chức 2019
Thông tư 20-2018 chuẩn giáo viên
Thông tư 14-2018 chuẩn hiệu trưởng
Nội dung họp phụ huynh học sinh đầu năm học 2018 - 2019
Nội dung họp ch mẹ học sinh cuối năm học 2017 - 2018
DANH SÁCH HỌC SINH GIỎI, HSTT NĂM HỌC 2017-2018
Danh sách vào điểm KSCL cuối kỳ II (2017 - 2018)
NỘI DUNG HỌP CHA MẸ HỌC SINH HỌC KI I NĂM HỌC 2017-2018
Danh sách vào điểm thi KSCL cuối kỳ I (2017-2018_
MẪU DANH SÁCH LÀM PHẦN MỀM CHO ĐIỂM NĂM HỌC 2017-2018
Nội dung kiểm điểm đảng viên cuối năm 2017 (Mẫu mới)
Phiếu đánh giá đảng viên cuối năm 2017 (Dành cho cán bộ quản lý)
Phiếu đánh giá đảng viên cuối năm 2017 (Dành cho giáo viên, nhân viên)
1234