PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG PHONG
Video hướng dẫn Đăng nhập

 

TÌNH BẠN ĐẸP NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

“Một thời mực tím đáng yêu tuổi thần tiên 

Khoảng trời mộng ước đẹp lắm vui hồn nhiên 

Tuổi mực tím rất đậm sắc hương 

Tuổi thần tiên muôn vàn yêu thương….”

     Tuổi học trò luôn là khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Thế nhưng, có một vấn nạn đang xảy ra và ngày càng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong cộng đồng hiện nay chính là nạn bạo lực học đường. Đây là một vấn đề vô cùng nhức nhối, đã và đang trở nên đáng lo ngại bởi lẽ nó gây ảnh hưởng xấu và có sự tác động sâu sắc đối với thế hệ trẻ, vì vậy cần phải có biện pháp để khắc phục, trả lại môi trường học đường trong sáng, lành mạnh cho học sinh.

     Và trong những năm gần đây, vấn nạn này lại càng trở nên phổ biến hơn, mức độ nghiêm trọng cũng cao hơn. Chính vì vậy, nhằm giúp các em thiếu nhi hiểu rõ hơn về vấn đề này, Liên đội trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm gửi tới các em thiếu nhi nội dung tuyên truyền: “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường”.

1. Bạo lực học đường là gì?  Đó là những lời nói, hành vi bạo lực thô bạo, thiếu văn hóa giữa học sinh với học sinh và thậm chí là giữa học sinh với thầy cô giáo.… gây nên những tổn thương về mặt tinh thần và cả thể xác, diễn ra trong phạm vi trường học. 

2. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường? 

Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ các khía cạnh sau: 

  • Từ phía gia đình: Như chúng ta đã biết, gia đình là nền tảng đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ từ tuổi ấu thơ. Nếu cha mẹ, anh, chị, em… trong gia đình cư xử với nhau bằng bạo lực, sử dụng những từ ngữ, lời lẽ không hay với nhau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tình cảm của đứa trẻ và từ đó dần hình thành trong trẻ những biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ và hành động giống như gia đình chúng. Một nguyên nhân nữa cũng cần nhắc đến đó là sự thiếu quan tâm từ phía gia đình do cha mẹ chỉ chăm chú vào các công việc làm ăn hàng ngày thiếu sự kiểm soát và chăm sóc con cái thường xuyên hoặc do gia đình ít con nên sự chiều chuộng con cái quá mức chỉ biết cung cấp, đáp ứng về tiền bạc theo yêu cầu của con cái mà thiếu sự kiểm soát, quan tâm đến suy nghĩ, hành động của con em cũng chính là mối quan tâm mà chúng ta cần suy nghĩ.
  • Từ xã hội: Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma lực của các trò chơi chém giết trong game online, các truyện tranh bạo lực, những trò chơi điện tử, phim ảnh đầy những pha bắn giết, những phim ảnh kích động sự hung bạo của các em cũng đang ngày một xuất hiện nhiều hơn, thường xuyên hơn, đặc biệt các em cũng bị ảnh hưởng từ chính những cảnh bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội như bạo lực trên các sân cỏ, đâm chém để tranh giành quyền lợi, đánh người thi hành công vụ, …
  • Từ phía học sinh: Do bị tác động từ xã hội và bạn bè xấu lôi kéo. Mặt khác do tâm lý muốn khẳng định mình, muốn gây ấn tượng trong mắt người lớn và bạn bè với những lý do rất đơn giản như nhìn đểu, nói móc, ghen tị về thành tích học tập và thậm chí là “Thích thì đánh cho chừa”.
  • Sự dửng dưng của một bộ phận người trong xã hội trước những hành động bạo lực học đường. Nó khiến cho các hành động bạo lực có cơ hội được lan rộng. 

3. Hậu quả của bạo lực học đường

    Ngoài những nguyên nhân trên, còn rất rất nhiều những nguyên nhân khác nữa dẫn đến bạo lực học đường và điều này đã để lại những hậu quả khôn lường. 

      Đối với nạn nhân: Bạo lực học đường sẽ gây ra tổn thương về cả thể xác và tinh thần, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ thường trực. Gây ra những mất mát, thương đau cho các gia đình có người bị hại, bởi đã có những vụ bạo hành gây mất mạng. Nó cũng làm cho tình trạng xã hội ngày một bất ổn.

       Đối với người gây ra bạo lực thì sẽ bị mọi người lên án, xa lánh, ghét bỏ và nghiêm trọng hơn đó còn có thể là mầm mống cho những tội ác sau này, làm hỏng tương lai của chính mình và mất dần cơ hội thành công.

4. Biện pháp để ngăn chặn, xoá bỏ bạo lực học đường

Bạo lực học đường đã để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng và chúng ta cần phải có những biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi và xóa bỏ vấn nạn này. 

  • Trước hết, bản thân mỗi người cần có những nhìn nhận đúng đắn về hành vi của mình, có cách điều chỉnh và rèn luyện bản thân theo những hướng tích cực hơn.
  • Cần có sự quan tâm, giáo dục, phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa gia đình và nhà trường, giúp mỗi học sinh nâng cao ý thức, nhận thức đúng đắn về mối nguy hại của bạo lực học đường.
  • Cần có những biện pháp, nội quy nghiêm ngặt để xử lý việc gây ra bạo lực học đường… 
  • Và một trong những biện pháp tốt nhất để ngăn chặn vấn nạn này đó chính là xây dựng tình bạn đẹp.

  Bạo lực học đường tuy không phải là vấn đề mới nhưng nó có ảnh hưởng cũng như tác động xấu đối với toàn xã hội, vì thế mỗi bạn thiếu nhi, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy luôn có ý thức học tập rèn luyện, trau dồi đạo đức trở thành con ngoan - trò giỏi - bạn tốt - thành người có ích cho xã hội, nâng cao ý thức của chính mình cũng như những người xung quanh để ngăn chặn hành vi bạo lực, trả lại cho học đường môi trường phát triển lành mạnh. 

* Bài học rút ra cho học sinh

  • Mỗi học sinh phải lấy nguyên tắc ứng xử không bạo lực, giải quyết mọi việc bằng sự điềm đạm, lắng nghe, tôn trọng người  khác.
  • Không gây sự, đánh nhau, không cổ vũ, quay clip đánh nhau đưa lên mạng
  • Không quan hệ phức tạp với nhóm bạn xấu, không để bị rủ rê, lôi kéo.
  • Xây dựng kỹ năng sống cho bản thân, biết cách kiềm chế.
  • Cần có tinh thần phê bình, biết lên tiếng trước những hành động xấu để bảo vệ bạn cũng như bảo vệ chính mình.
  • Nên tham gia những giờ học ngoại khóa, các hoạt động vui chơi, giao lưu văn nghệ và học nhóm để tăng cường tình đoàn kết, hiểu nhau hơn để từ đó biết trân trọng và xây dựng những tình bạn đẹp luôn giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống...

     Hãy tích cực lan tỏa những hành động đẹp, cùng xây dựng tình bạn trong sáng, đoàn kết, yêu thương như anh em một nhà trong ngôi nhà thứ 2 - TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC. 

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Liên đội trường TH Hồng Phong tổ chức sinh hoạt CLB với chủ đề “ Lắng nghe em nói’ phát huy quyền tham gia của trẻ em liên đội trường năm học 2023 - 2024. ... Cập nhật lúc : 10 giờ 44 phút - Ngày 4 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện công văn số 01-KH/ĐTN-PGD&ĐT huyện Ninh Giang; Thực hiện KH liên đội năm học 2023-2024;Thực hiện lời Bác Hồ đã dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Tùy theo sức của mình”. Trong những n ... Cập nhật lúc : 8 giờ 52 phút - Ngày 9 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Nhằm tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ, đặc biệt là thiếu niên, nhi đồng trong Liên đội nói riêng, Thiếu niên, nhi đồng Việt Nam nói chung về tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dâ ... Cập nhật lúc : 11 giờ 53 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
“Một thời mực tím đáng yêu tuổi thần tiên Khoảng trời mộng ước đẹp lắm vui hồn nhiên Tuổi mực tím rất đậm sắc hương Tuổi thần tiên muôn vàn yêu thương….” ... Cập nhật lúc : 11 giờ 49 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện Chương trình nhằm cụ thể hóa Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030” và “Nâng cao năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế cho thanh thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 2022 - ... Cập nhật lúc : 13 giờ 59 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. Bố mất sớm, hai anh ... Cập nhật lúc : 11 giờ 41 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Có thể nói cái đáng sợ nhất của chúng ta là mất đi niềm tin vào bản thân, mất đi niềm tin vào cuộc sống. ... Cập nhật lúc : 21 giờ 1 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Năm cũ qua đi, năm mới đã đến, đó cũng là lúc Tết đến Xuân về. Trong hương vị Tết của ngày xuân nắng đẹp, lòng người như hòa cùng trời đất, thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá. Là người Việt Nam, dù ... Cập nhật lúc : 21 giờ 1 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Truyền thuyết kể rằng, khi xưa trái đất sử dụng cùng một ngôn ngữ, loài người đã có thể xây dựng tháp Babel huyền thoại có khả năng chạm được đến thiên đàng. ... Cập nhật lúc : 20 giờ 58 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện nội dung Kế hoạch 01-CTr/ĐTN-PGD&ĐT huyện Ninh Giang việc tổ chức hoạt động phong trào "Nghìn việc tốt" (24/3/1963 - 24/3/2024), chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS H ... Cập nhật lúc : 10 giờ 1 phút - Ngày 3 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
12345678910111213
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 năm học 2012-2013
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014
Thông tư ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Thông tư 32 về việc đánh giá, xếp loại học sinh bậc tiểu học
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 03/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 01/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 12/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 11/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 2
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 1
Đề thi giáo viên giỏi cấp trường chào mừng ngày 08/3 - 26-3 năm học 2012 - 2013
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Một số việc cần làm để phòng chống dịch bệnh Corona 2019 của Bộ Y tế hướng dẫn tới CB, GV, NV, HS.
Hướng dẫn đánh giá HĐLĐ 2019
Hướng dẫn đánh giá viên chức 2019
Thông tư 20-2018 chuẩn giáo viên
Thông tư 14-2018 chuẩn hiệu trưởng
Nội dung họp phụ huynh học sinh đầu năm học 2018 - 2019
Nội dung họp ch mẹ học sinh cuối năm học 2017 - 2018
DANH SÁCH HỌC SINH GIỎI, HSTT NĂM HỌC 2017-2018
Danh sách vào điểm KSCL cuối kỳ II (2017 - 2018)
NỘI DUNG HỌP CHA MẸ HỌC SINH HỌC KI I NĂM HỌC 2017-2018
Danh sách vào điểm thi KSCL cuối kỳ I (2017-2018_
MẪU DANH SÁCH LÀM PHẦN MỀM CHO ĐIỂM NĂM HỌC 2017-2018
Nội dung kiểm điểm đảng viên cuối năm 2017 (Mẫu mới)
Phiếu đánh giá đảng viên cuối năm 2017 (Dành cho cán bộ quản lý)
Phiếu đánh giá đảng viên cuối năm 2017 (Dành cho giáo viên, nhân viên)
1234